Website

Website còn gọi là trang web, trang mạng, là một tập hợp các trang web bao gồm văn bản, hình ảnh, video, flash vv, thườnAg chỉ nằm trong một tên miền( domain name) hoặc tên miền phụ (subdomain). Trang web được lưu trữ ( web hosting ) trên máy chủ web ( server web )  có thể truy cập thông qua Internet.

Lịch sử trang web

World Wide Web đã được tạo ra vào năm 1990 của CERN bởi kỹ sư Tim Berners-Lee. Ngày 30 tháng tư năm 1993, CERN thông báo rằng World Wide Web sẽ được miễn phí để sử dụng cho bất cứ ai.

Trước khi giới thiệu về HTML và các giao thức HTTP  và các giao thức khác như FTP.vv được sử dụng để lấy các tập tin cá nhân từ một máy chủ.  Những giao thức này cung cấp một cấu trúc thư mục đơn giản mà người sử dụng chuyển và chọn các tập tin để tải về.  Văn bản được thường xuyên nhất được trình bày như là các tập tin văn bản thuần tuý mà không có định dạng hoặc đã được mã hoá trong trình xử lý các định dạng.

Phân loại website

Có thể là công việc của một cá nhân, một doanh nghiệp hoặc các tổ chức, và thường dành riêng cho một số chủ đề cụ thể hoặc mục đích.  Bất kỳ trang web có thể chứa một siêu liên kết vào bất kỳ trang web khác, do đó, phân biệt các trang web cá nhân, như cảm nhận của người sử dụng. Tạm thời phân loại như sau:

Trang web cá nhân / Trang web thương mại /Trang web của chính phủ /Trang web tổ chức phi lợi nhuận

Trình duyệt web

Trình duyệt web là một phần mềm ứng dụng cho phép người sử dụng xem và tương tác với các văn bản, hình ảnh, đoạn phim, nhạc, trò chơi và các thông tin khác ở trên một trang web của một địa chỉ web trên mạng toàn cầu hoặc mạng nội bộ. Văn bản và hình ảnh trên một trang web có thể chứa siêu liên kết tới các trang web khác của cùng một địa chỉ web hoặc địa chỉ web khác. Trình duyệt web cho phép người sử dụng truy cập các thông tin trên các trang web một cách nhanh chóng và dễ dàng thông qua các liên kết đó. Trình duyệt web đọc định dạng HTML để hiển thị, do vậy một trang web có thể hiển thị khác nhau trên các trình duyệt khác nhau.

Một số trình duyệt web hiện nay cho máy tính cá nhân bao gồm Internet Explorer, Mozilla Firefox, Safari, Opera[1], Avant Browser, Konqueror, Lynx, Google Chrome, Flock, Arachne, Epiphany, K-Meleon và AOL Explorer.

World Wide Web

World Wide Web, gọi tắt là Web hoặc WWW, mạng lưới toàn cầu là một không gian thông tin toàn cầu mà mọi người có thể truy nhập (đọc và viết) qua các máy tính nối với mạng Internet. Thuật ngữ này thường được hiểu nhầm là từ đồng nghĩa với chính thuật ngữ Internet. Nhưng Web thực ra chỉ là một trong các dịch vụ chạy trên Internet, chẳng hạn như dịch vụ thư điện tử. Web được phát minh và đưa vào sử dụng vào khoảng năm 1990, 1991 bởi viện sĩ Viện Hàn lâm Anh Tim Berners-Lee và Robert Cailliau (Bỉ) tại CERN, Geneva, Switzerland

Các tài liệu trên World Wide Web được lưu trữ trong một hệ thống siêu văn bản (hypertext), đặt tại các máy tính trong mạng Internet. Người dùng phải sử dụng một chương trình được gọi là trình duyệt web (web browser) để xem siêu văn bản. Chương trình này sẽ nhận thông tin (documents) tại ô địa chỉ (address) do người sử dụng yêu cầu (thông tin trong ô địa chỉ được gọi là tên miền (domain name)), rồi sau đó chương trình sẽ tự động gửi thông tin đến máy chủ (web server) và hiển thị trên màn hình máy tính của người xem. Người dùng có thể theo các liên kết siêu văn bản (hyperlink) trên mỗi trang web để nối với các tài liệu khác hoặc gửi thông tin phản hồi theo máy chủ trong một quá trình tương tác. Hoạt động truy tìm theo các siêu liên kết thường được gọi là duyệt Web.

Quá trình này cho phép người dùng có thể lướt các trang web để lấy thông tin. Tuy nhiên độ chính xác và chứng thực của thông tin không được đảm bảo.

Lợi ích khi có website

1.Chi phí thấp so với các ấn phẩm quảng cáo thông thường

2.Thị trường mở rộng

internet đã cho phép các doanh nghiệp vào vị trí địa lý vi phạm thông qua các rào cản và trở nên dễ tiếp cận, hầu như, từ bất cứ quốc gia nào trên thế giới của một khách hàng tiềm năng có truy cập Internet.
3. Đa dạng hóa Doanh thu

Một trang web không phải chỉ là một phương tiện truyền thông đại diện cho công ty của bạn, nó là một hình thức của phương tiện thông tin mà từ đó mọi người có thể thu được thông tin.  Bạn có thể sử dụng phương tiện truyền thông này để bán không gian quảng cáo cho các doanh nghiệp khác.

4.Phục vụ 24/7 và 365 ngày

5. Thuận tiện

6.Thêm giá trị gia tăng và hài lòng

7. Cải thiện tin cậy

8. Cơ hội tăng trưởng

9. Dễ dành nhận thông tin phản hồi

Khách hàng có thể nhanh chóng và dễ dàng đưa ra ý kiến phản hồi về sản phẩm của bạn và / hoặc các phương pháp tiếp cận thị trường.

10.Nghiên cứu thị trường giá rẻ

Bạn có thể sử dụng các tính năng trên trang web của bạn như là người truy cập phiếu thăm dò ý kiến, các cuộc điều tra trực tuyến và các số liệu thống kê của trang web của bạn để tìm hiểu những gì khách hàng muốn để xác định xem bạn có thể cải thiện sản phẩm của bạn và cách thức kinh doanh của bạn .

Số liệu thống kê trang web hiển thị cho bạn có bao nhiêu lưu lượng truy cập trang web của bạn nhận được, làm thế nào người truy cập được vào trang web của bạn và ở đâu, người truy cập là từ đâu.

Internet
Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người dùng cá nhân, và các chính phủ trên toàn cầu.

Lợi ích

Mạng Internet mang lại rất nhiều tiện ích hữu dụng cho người sử dụng, một trong các tiện ích phổ thông của Internet là hệ thống thư điện tử (email), trò chuyện trực tuyến (chat), máy truy tìm dữ liệu (search engine), các dịch vụ thương mãi và chuyển ngân, và các dịch vụ về y tế giáo dục như là chữa bệnh từ xa hoặc tổ chức các lớp học ảo. Chúng cung cấp một khối lượng thông tin và dịch vụ khổng lồ trên Internet.

Nguồn thông tin khổng lồ kèm theo các dịch vụ tương ứng chính là hệ thống các trang Web liên kết với nhau và các tài liệu khác trong WWW (World Wide Web). Trái với một số cách sử dụng thường ngày, Internet và WWW không đồng nghĩa. Internet là một tập hợp các mạng máy tính kết nối với nhau bằng dây đồng, cáp quang, v.v.; còn WWW, hay Web, là một tập hợp các tài liệu liên kết với nhau bằng các siêu liên kết (hyperlink) và các địa chỉ URL, và nó có thể được truy nhập bằng cách sử dụng Internet. Trong tiếng Anh, sự nhầm lẫn của đa số dân chúng về hai từ này thường được châm biếm bằng những từ như “the intarweb”.

Các cách thức thông thường để truy cập Internet là quay số, băng rộng, không dây, vệ tinh và qua điện thoại cầm tay.

Domain

1. Tên miền là gì ?

Mục đích chính của tên miền là để cung cấp một hình thức đại diện, hay nói cách khác, dùng những tên dễ nhận biết, thay cho những tài nguyên Internet mà đa số được đánh địa chỉ bằng số. Cách nhìn trừu tượng này cho phép bất kỳ tài nguyên nào (ở đây là website) đều có thể được di chuyển đến một địa chỉ vật lý khác trong cấu trúc liên kết địa chỉ mạng, có thể là toàn cầu hoặc chỉ cục bộ trong một mạng intranet, mà trên thực tế là đang làm thay đổi địa chỉ IP. Việc dịch từ tên miền sang địa chỉ IP (và ngược lại) do hệ thống DNS trên toàn cầu thực hiện.

Với việc cho phép sử dụng địa chỉ dạng chữ cái không trùng nhau thay cho dãy số, tên miền – domain cho phép người dùng Internet dễ tìm kiếm và liên lạc với các trang web và bất kỳ dịch vụ liên lạc dựa trên IP nào khác. Tính uyển chuyển của hệ thống tên miền cho phép nhiều địa chỉ IP có thể được gán vào một tên miền, hoặc nhiều tên miền đều cùng chỉ đến một địa chỉ IP. Điều này có nghĩa là một máy chủ có thể có nhiều vai trò (như lưu trữ nhiều website độc lập), hoặc cùng một vai trò có thể được trải ra trên nhiều máy chủ. Một địa chỉ IP có thể được gán cho vài máy chủ, như trong mạng anycast.

2. Định nghĩa tên miền

Theo định nghĩa (RFC 1034, được cập nhật bằng RFC 1123), tên miền – domain được tạo thành từ các nhãn không rỗng phân cách nhau bằng dấu chấm (.); những nhãn này giới hạn ở các chữ cái ASCII từ a đến z (không phân biệt hoa thường), chữ số từ 0 đến 9, và dấu gạch ngang (-), kèm theo những giới hạn về chiều dài tên và vị trí dấu gạch ngang. Đó là dấu gạch ngang không được xuất hiện ở đầu hoặc cuối của nhãnh, và chiều dài của nhãn nên trong khoảng từ 1 đến 63 và tổng chiều dài của một tên miền không được vượt quá 255 (đây là hạn chế của DNS, xem RFC 2181, tiết đoạn 11). Vì định nghĩa này không cho phép sử dụng nhiều ký tự thường thấy trong các ngôn ngữ không phải tiếng Anh, và không có các ký tự nhiều byte trong đa số ngôn ngữ châu Á, hệ thống Tên miền quốc tế hóa (IDN) đã được phát triển và hiện đang ở giai đoạn thử nghiệm với một tập tên miền cấp cao nhất được tạo ra vì mục đích này.

Ký tự gạch dưới thường được sử dụng để đảm bảo bằng một tên miền – domain không bị nhận lầm là một hostname, ví dụ như trong cách dùng bản ghi SRV, mặc dù một số hệ thống cũ hơn như NetBIOS cho phép điều này. Để tránh nhầm lẫn và vì các lý do khác, tên miền có ký tự gạch dưới đôi khi được dùng vào những khi bắt buộc phải có hostname.

Người đăng ký tên miền thường được gọi là chủ tên miền – domain , mặc dù việc một người đăng ký một tên miền không phải là người sở hữu hợp pháp cái tên đó, mà chỉ là độc quyền sử dụng nó mà thôi.

3.Ví dụ tên miền

Ví dụ nhau minh họa cho sư khác nhau giữa một địa chỉ URL (Uniform Resource Locator) và một tên miền:

URL: http://www.vidu.net/index.html

Tên miền: www.vidu.net

Tên miền đã đăng ký: vidu.net

Theo quy tắc chung, địa chỉ IP và tên máy chủ có thể dùng thay thế cho nhau. Đối với đa số dịch vụ Internet, máy chủ không có cách nào để biết dịch vụ này được dùng. Tuy nhiên, sự bùng nổ sử dụng Web dẫn đến có nhiều Web site hơn rất nhiều so với số lượng máy chủ. Để giải quyết việc này, giao thức truyền tải siêu văn bản (HTTP) xác định rằng máy khách sẽ báo với máy chủ tên nào đang được dùng. Theo cách này, một máy chủ với một địa chỉ IP có thể cung cấp nhiều site khác nhau cho nhiều tên miền khác nhau. Tính năng này có tên hosting ảo và thường được các web host sử dụng.

Ví dụ, như trong RFC 2606 (Tên DNS cấp cao nhất đảo ngược) đã ghi, máy chủ tại địa chỉ IP 208.77.188.166 xử lý tất cả các site sau: example.com;www.example.com;example.net;www.example.net;example.org;www.example.org
Khi có một yêu cầu được gửi tới, dữ liệu tương ứng với hostname sẽ được cung cấp cho người dùng.

4.Tên miền cấp cao nhất

Mọi tên miền – domain  đều kết thúc bằng một tên miền cấp cao nhất (TLD), luôn là một trong tên có trong danh sách ngắn gồm các tên chung (từ ba ký tự trở lên), hoặc một mã lãnh thổ hai ký tự dựa trên ISO-3166 (có một số ngoại lệ và các mã mới sẽ được dần dần thêm vào). Tên miền cấp cao nhất đôi khi còn được gọi là tên miền cấp 1.

5.Tên miền – domain cấp hai trở xuống

Trong phân cấp tên miền – domain , phía dưới tên miền cấp cao nhất là tên miền cấp hai (SLD). Đây là những tên đứng ngay bên trái .com, .net, và những tên miền cấp cao nhất khác. Ví dụ, trong tên miền vi.wikipedia.org, wikipedia là tên miền cấp hai.

Tiếp đến là tên miền – domain  cấp ba, được viết ngay bên trái tên miền cấp hai. Có thể có tên miền cấp bốn, cấp năm, v.v., không có giới hạn. Ví dụ về một tên miền hiện đang tồn tại với bốn cấp tên miền là www.sos.state.oh.us. Cụm chữ www đừng đầu tên miền là một host name của máy chủ World-Wide Web. Mỗi cấp được phân cách nhau bằng dấu chấm. ‘sos’ được cho là một tên miền con của ‘state.oh.us’, và ‘state’ và tên miền con của ‘oh.us’, v.v. Nói chung, tên miền con là những tên miền thấp hơn tên miền cha của nó. Một ví dụ về các cấp rất sâu của thứ tự tên miền con là vùng DNS phân giải ngược IPv6,như,1.0.0.0.0.0.0.0.0.0.0.0.0.0.0.0.0.0.0.0.0.0.0.0.0.0.0.0.0.0.0.0.ip6.arpa,là tên miền phân giải DNS đảo của địa chỉ IP của một giao diện loopback, hoặc tên localhost.

Tên miền – domain  cấp hai (hoặc cấp thấp hơn, tùy thuộc vào phân cấp cha con cho trước) thường được tạo ra dựa trên tên của một công ty (ví dụ, microsoft.com), sản phẩm hoặc dịch vụ (như, gmail.com). Dưới các cấp này, thành phần tên miền kế tiếp được dùng để chỉ định một máy chủ lưu trữ cụ thể. Do đó, ftp.wikipedia.org có thể là một máy chủ FTP, www.wikipedia.org có thể là một máy chủ World Wide Web, và mail.wikipedia.org có thể là một máy chủ thư điện tử, mỗi cái sẽ phục vụ cho một chức năng chỉ định. Công nghệ hiện đại cho phép nhiều máy chủ vật lý với địa chỉ khác nhau (xem cân bằng tải) hay thậm chí y hệt nhau (xem anycast) để phục vụ chỉ một hostname hay tên miền, hợac nhiều tên miền được một máy tính đơn phục vụ. Trường hợp nhau là rất phổ biến trong các trung tâm dịch vụ lưu trữ web, tại đó nhà cung cáp dịch vụ lưu trữ các website của nhiều tổ chức chỉ một vài máy chủ.

6.Cấp phát chính thức

Công ty quản lý tên và số hiệu cấp phát Internet (Internet Corporation for Assigned Names and Numbers – ICANN) chịu trách nhiệm chung trong việc quản lý DNS. Nó có nhiệm vụ quản trị tên miền gốc, giao quyền điều hành mỗi tên miền cấp cao nhất cho một cơ quan đăng ký tên miền. Đối với tên miền quốc gia cấp cao nhất, cơ quan đăng ký tên miền thường do chính quyền của quốc gia đó thành lập. ICANN giữ vai trò cố vấn trong các cơ quan đó nhưng không được can thiệp vào các điều khoản và điều kiện về việc ủy quyền tên miền của mỗi cơ quan đăng ký tên miền cấp quốc gia. Tuy nhiên, tên miền cấp cao nhất dùng chung lại do ICANN quản lý trực tiếp, điều đó có nghĩa là tất cả các điều khoản và điều kiện sử dụng sẽ do ICANN quy định cùng với các cơ quan đăng ký tên miền đó.

Tên miền thường được đem so sánh với bất động sản vì (1) tên miền là những “khu vực” để xây dựng website (giống như xây nhà hay cao ốc thương mại) và (2) những tên miền “chất lượng” cao, cũng như những bất động sản nóng, sẽ có giá trị cao, thường do tiềm năng xây dựng thương hiệu trực tuyến, dùng trong quảng cáo, tối ưu hóa bộ máy tìm kiếm, và nhiều tiêu chí khác nữa.

Một số công ty đã đưa ra các tên miền – domain để đăng ký với giá thấp, giá ưu đãi hay thậm chí miễn phí với nhiều hình thức giảm trừ chi phí cho nhà cung cấp. Các công ty này thường đòi hỏi các tên miền lưu trữ trên website của họ phải nằm trong một framework hay cổng vào gồm nhiều mẩu quảng cáo gắn xung quanh nội dung của người giữ tên miền, từ đó giúp nhà cung cấp thu lại lợi nhuận. Việc đăng ký tên miền thường miễn phí nếu DNS đó còn mới. Người nắm giữ tên miền (thường gọi là chủ tên miền) có thể đem cho hoặc bán một số lượng vô hạn các tên miền con nằm dưới tên miền của họ. Ví dụ, chủ của example.edu có thể cung cấp các tên miền con như foo.example.edu và foo.bar.example.edu cho các bên quan tâm.

7. Các tên miền -domain không chuẩn mực

Do những tên miền dạng một-từ chấm-com rất hiếm, nhiều dạng tên miền không chuẩn mực, thường gọi là hack tên miền, đã được tạo ra. Chúng tận dụng tên miền cấp cao nhất để làm một phần gắn liền với tiêu đề của Web site. Hai website hack tên miền nổi tiếng nhất là del.icio.us và blo.gs, đánh vần lần lượt thành “delicious” và “blogs”. Delicious.com sau đó chuyển sang một tên miền thông thường, vì tên không chuẩn mực rất khó nhớ[1].

Các tên miền không chuẩn mực còn được dùng để làm địa chỉ thư điện tử. Các ví dụ (hiện không tồn tại) cho một người tên ‘James’ là j@m.es và j@mes.com, trong đó sử dụng tên miền m.es (.es của Tây Ban Nha) và mes.com.

8.Thương hiệu gắn với tên miền – domain

Việc công ty có lấy được một tên miền trùng với nhãn hiệu hàng hóa hay không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thương hiệu của công ty. Nếu công ty xây dựng thương hiệu dựa trên một tên gọi nhưng lại không sở hữu tên miền đó, điều đó có thể dẫn đến việc lượng người dùng sẽ đổ sang một trang của người chủ tên miền khác. Nếu đó là của một đối thủ cạnh tranh, vấn đề sẽ rất nghiêm trọng.

Việc quảng bá để phát triển một thương hiệu lớn hiện nay liên quan chặt chẽ tới khả năng đồng bộ nhãn hàng với một tên miền – domain . Bất kỳ một sự nhầm lẫn nào cũng có thể dẫn đến việc mất đi lượng truy cập và số lượng khách hàng tiềm năng vào tay của đối thủ cạnh tranh.

9. Nguyên tắc căn bản trong đăng ký tên miền – domain

  • Tên miền | domain không được vượt quá 63 ký tự, bao gồm cả phần .com, .net, .org
  • Tên miền | domain chỉ bao gồm các ký tự trong bảng chữ cái (a-z), các số (0-9) và dấu trừ (-)
  • Các khoảng trắng và các ký tự đặc biệt trong tên miền khác đều không hợp lệ.
  • Không thể bắt đầu bằng hoặc kết thúc tên miền | domain bằng dấu trừ (-).
  • Tên miền| domain càng ngắn càng tốt, dễ nhớ, không gây nhầm lẫn, khó viết sai
  • Tên miền | domain phải liên quan đến tên chủ thể hoặc lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
  • Tên miền | domain chưa có chủ thể khác đăng ký, hoặc tên miền không có tranh chấp.
  • Chủ động nộp phí duy trì trước khi tên miền | domain hết thời hạn sử dụng, tự chịu trách nhiệm khi tên miền bị mất do hết hạn sử dụng mà không đóng phí

DNS

DNS là từ viết tắt trong tiếng Anh của Domain Name System, là Hệ thống phân giải tên được phát minh vào năm 1984 cho Internet, chỉ một hệ thống cho phép thiết lập tương ứng giữa địa chỉ IP và tên miền. Hệ thống tên miền (DNS) là một hệ thống đặt tên theo thứ tự cho máy vi tính, dịch vụ, hoặc bất kỳ nguồn lực tham gia vào Internet. Nó liên kết nhiều thông tin đa dạng với tên miền được gán cho những người tham gia. Quan trọng nhất là, nó chuyển tên miền có ý nghĩa cho con người vào số định danh (nhị phân), liên kết với các trang thiết bị mạng cho các mục đích định vị và địa chỉ hóa các thiết bị khắp thế giới.

Phép tương thường được sử dụng để giải thích hệ thống tên miền là, nó phục vụ như một “Danh bạ điện thoại” để tìm trên Internet bằng cách dịch tên máy chủ máy tính thành địa chỉ IP

Ví dụ, www.example.com dịch thành 208.77.188.166.

Hệ thống tên miền giúp cho nó có thể chỉ định tên miền cho các nhóm người sử dụng Internet trong một cách có ý nghĩa, độc lập với mỗi địa điểm của người sử dụng. Bởi vì điều này, World-Wide Web (WWW) siêu liên kết và trao đổi thông tin trên Internet có thể duy trì ổn định và cố định ngay cả khi định tuyến dòng Internet thay đổi hoặc những người tham gia sử dụng một thiết bị di động. Tên miền internet dễ nhớ hơn các địa chỉ IP như là 208.77.188.166 (IPv4) hoặc 2001: db8: 1f70:: 999: de8: 7648:6 e8 (IPv6).

Mọi người tận dụng lợi thế này khi họ thuật lại có nghĩa các URL và địa chỉ email mà không cần phải biết làm thế nào các máy sẽ thực sự tìm ra chúng.

Hệ thống tên miền phân phối trách nhiệm gán tên miền và lập bản đồ những tên tới địa chỉ IP bằng cách định rõ những máy chủ có thẩm quyền cho mỗi tên miền. Những máy chủ có tên thẩm quyền được phân công chịu trách nhiệm đối với tên miền riêng của họ, và lần lượt có thể chỉ định tên máy chủ khác độc quyền của họ cho các tên miền phụ. Kỹ thuật này đã thực hiện các cơ chế phân phối DNS, chịu đựng lỗi, và giúp tránh sự cần thiết cho một trung tâm đơn lẻ để đăng ký được tư vấn và liên tục cập nhật. Nhìn chung, Hệ thống tên miền cũng lưu trữ các loại thông tin khác, chẳng hạn như danh sách các máy chủ email mà chấp nhận thư điện tử cho một tên miền Internet. Bằng cách cung cấp cho một thế giới rộng lớn, phân phối từ khóa – cơ sở của dịch vụ đổi hướng , Hệ thống tên miền là một thành phần thiết yếu cho các chức năng của Internet. Các định dạng khác như các thẻ RFID, mã số UPC, ký tự Quốc tế trong địa chỉ email và tên máy chủ, và một loạt các định dạng khác có thể có khả năng sử dụng DNS.

Chức năng của DNS

Mỗi Website có một tên (là tên miền hay đường dẫn URL:Universal Resource Locator) và một địa chỉ IP. Địa chỉ IP gồm 4 nhóm số cách nhau bằng dấu chấm(Ipv4). Khi mở một trình duyệt Web và nhập tên website, trình duyệt sẽ đến thẳng website mà không cần phải thông qua việc nhập địa chỉ IP của trang web. Quá trình “dịch” tên miền thành địa chỉ IP để cho trình duyệt hiểu và truy cập được vào website là công việc của một DNS server. Các DNS trợ giúp qua lại với nhau để dịch địa chỉ “IP” thành “tên” và ngược lại. Người sử dụng chỉ cần nhớ “tên”, không cần phải nhớ địa chỉ IP (địa chỉ IP là những con số rất khó nhớ).[1]

Nguyên tắc làm việc của DNS

-Mỗi nhà cung cấp dịch vụ vận hành và duy trì DNS server riêng của mình, gồm các máy bên trong phần riêng của mỗi nhà cung cấp dịch vụ đó trong Internet. Tức là, nếu một trình duyệt tìm kiếm địa chỉ của một website thì DNS server phân giải tên website này phải là DNS server của chính tổ chức quản lý website đó chứ không phải là của một tổ chức (nhà cung cấp dịch vụ) nào khác.

INTERNIC (Internet Network Information Center) chịu trách nhiệm theo dõi các tên miền và các DNS server tương ứng. INTERNIC là một tổ chức được thành lập bởi NFS (National Science Foundation), AT&T và Network Solution, chịu trách nhiệm đăng ký các tên miền của Internet. INTERNIC chỉ có nhiệm vụ quản lý tất cả các DNS server trên Internet chứ không có nhiệm vụ phân giải tên cho từng địa chỉ.

DNS có khả năng tra vấn các DNS server khác để có được một cái tên đã được phân giải. DNS server của mỗi tên miền thường có hai việc khác biệt. Thứ nhất, chịu trách nhiệm phân giải tên từ các máy bên trong miền về các địa chỉ Internet, cả bên trong lẫn bên ngoài miền nó quản lý. Thứ hai, chúng trả lời các DNS server bên ngoài đang cố gắng phân giải những cái tên bên trong miền nó quản lý. – DNS server có khả năng ghi nhớ lại những tên vừa phân giải. Để dùng cho những yêu cầu phân giải lần sau. Số lượng những tên phân giải được lưu lại tùy thuộc vào quy mô của từng DNS.

Cách sử dụng DNS

Do các DNS có tốc độ biên dịch khác nhau, có thể nhanh hoặc có thể chậm, do đó người sử dụng có thể chọn DNS server để sử dụng cho riêng mình. Có các cách chọn lựa cho người sử dụng. Sử dụng DNS mặc định của nhà cung cấp dịch vụ (internet), trường hợp này người sử dụng không cần điền địa chỉ DNS vào network connections trong máy của mình. Sử dụng DNS server khác (miễn phí hoặc trả phí) thì phải điền địa chỉ DNS server vào network connections. Địa chỉ DNS server cũng là 4 nhóm số cách nhau bởi các dấu chấm.

DomainKeys
DomainKeys là E-mail xác thực ,  hệ thống được thiết kế để xác minh DNS tên miền của một e-mail và gửi tin nhắn tích hợp.  Các đặc điểm kỹ thuật DomainKeys đã xác định được thông qua Internet Mail để tạo ra một giao thức gọi là nâng cao được xác định DomainKeys Thư (DKIM).  Điều này kết hợp các đặc điểm kỹ thuật đã trở thành cơ sở cho một IETF Nhóm công tác đó đã hướng dẫn các đặc điểm kỹ thuật về hướng trở thành một tiêu chuẩn IETF.

Cả hai DomainKeys và DKIM đã được xuất bản trong tháng năm 2007: DomainKeys đã được ban hành như là một “lịch sử” giao thức và DKIM đã được ban hành như là các tiêu chuẩn theo dõi các thay thế.

IP

Giao thức IP (tiếng Anh: Internet Protocol – Giao thức Liên mạng) là một giao thức hướng dữ liệu được sử dụng bởi các máy chủ nguồn và đích để truyền dữ liệu trong một liên mạng chuyển mạch gói.

Dữ liệu trong một liên mạng IP được gửi theo các khối được gọi là các gói (packet hoặc datagram). Cụ thể, IP không cần thiết lập các đường truyền trước khi một máy chủ gửi các gói tin cho một máy khác mà trước đó nó chưa từng liên lạc với.

Giao thức IP cung cấp một dịch vụ gửi dữ liệu không đảm bảo (còn gọi là cố gắng cao nhất), nghĩa là nó hầu như không đảm bảo gì về gói dữ liệu. Gói dữ liệu có thể đến nơi mà không còn nguyên vẹn, nó có thể đến không theo thứ tự (so với các gói khác được gửi giữa hai máy nguồn và đích đó), nó có thể bị trùng lặp hoặc bị mất hoàn toàn. Nếu một phần mềm ứng dụng cần được bảo đảm, nó có thể được cung cấp từ nơi khác, thường từ các giao thức giao vận nằm phía trên IP.

Các thiết bị định tuyến liên mạng chuyển tiếp các gói tin IP qua các mạng tầng liên kết dữ liệu được kết nối với nhau. Việc không có đảm bảo về gửi dữ liệu có nghĩa rằng các chuyển mạch gói có thiết kế đơn giản hơn. (Lưu ý rằng nếu mạng bỏ gói tin, làm đổi thứ tự hoặc làm hỏng nhiều gói tin, người dùng sẽ thấy hoạt động mạng trở nên kém đi. Hầu hết các thành phần của mạng đều cố gắng tránh để xảy ra tình trạng đó. Đó là lý do giao thức này còn được gọi là cố gắng cao nhất. Tuy nhiên, khi lỗi xảy ra không thường xuyên sẽ không có hiệu quả đủ xấu đến mức người dùng nhận thấy được.)

Giao thức IP rất thông dụng trong mạng Internet công cộng ngày nay. Giao thức tầng mạng thông dụng nhất ngày nay là IPv4; đây là giao thức IP phiên bản 4. IPv6 được đề nghị sẽ kế tiếp IPv4: Internet đang hết dần địa chỉ IPv4, do IPv4 sử dụng 32 bit để đánh địa chỉ (tạo được khoảng 4 tỷ địa chỉ); IPv6 dùng địa chỉ 128 bit, cung cấp tối đa khoảng 3.4×1038 địa chỉ (xem bài về IPv6 để biết thêm chi tiết). Các phiên bản từ 0 đến 3 hoặc bị hạn chế, hoặc không được sử dụng. Phiên bản 5 được dùng làm giao thức dòng (stream) thử nghiệm. Còn có các phiên bản khác, nhưng chúng thường dành là các giao thức thử nghiệm và không được sử dụng rộng rãi.

Định tuyến và địa chỉ IP

Có lẽ các khía cạnh phức tạp nhất của IP là việc đánh địa chỉ và định tuyến. Đánh địa chỉ là công việc cấp địa chỉ IP cho các máy đầu cuối, cùng với việc phân chia và lập nhóm các mạng con của các địa chỉ IP. Việc định tuyến IP được thực hiện bởi tất cả các máy chủ, nhưng đóng vai trò quan trọng nhất là các thiết bị định tuyến liên mạng. Các thiết bị đó thường sử dụng các giao thức cổng trong (interior gateway protocol, viết tắt là IGP) hoặc các giao thức cổng ngoài (external gateway protocol, viết tắt là EGP) để hỗ trợ việc đưa ra các quyết định chuyển tiếp các gói tin IP (IP datagram) qua các mạng kết nối với nhau bằng giao thức IP. Giao thức này hiện nay là rất phổ biến: internet protocol, song hành với PCI.

Hosting

Web hosting

  • Web hosting là một lọai hình lưu trữ trên Internet cho phép các cá nhân, tổ chức truy cập được webiste của họ thông qua World Wide Web. Web hosting được cung cấp bởi các công ty gọi là Hosting Provider. Họ cung cấp các không gian khác nhau trên cùng một máy chủ cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu lưu trữ
  • Shared hosting

Là một dịch vụ lưu trữ rất nhiều các trang web trên một máy chủ kết nối Internet. Mỗi trang web có phân vùng riêng của mình. Dịch vụ này là một lựa kinh tế cho nhiều người chia sẻ tổng chi phí bảo trì thuê máy chủ.

  • Free web hosting

Free web hosting là một dịch vụ lưu trữ miễn phí, thường được quảng cáo hỗ trợ. Free web hosting service thường sẽ cung cấp một tên miền phụ (yoursite. matbao.net) hoặc một thư mục (www.matbao.net/ ~ Yourname). Ngược lại, dịch vụ thu phí thường sẽ cung cấp một tên miền cấp thứ hai cùng với các máy chủ (www.matbao.vn). Nhiều máy chủ miễn phí không cho phép sử dụng tên miền riêng.

  • Reseller hosting

Reseller hosting là một hình thức lưu trữ của máy chủ web mà chủ sở hữu tài khoản có khả năng sử dụng tài khỏan của mình để phân bổ lại ổ cứng lưu trữ và băng thông để lưu trữ các trang web thay mặt cho bên thứ ba. Các đại lý mua một phần không gian trên máy chủ sau đó họ bán cho khách hàng thu lợi nhuận.

  • Email hosting

Email hosting là một dịch vụ thư điện tử đặc biệt khác với các dịch vụ email miễn phí hỗ trợ email hay webmail miễn phí. Doanh nghiệp thường chạy các dịch vụ lưu trữ thư điện tử riêng (Email hosting) theo tên miền của họ để tăng uy tín và chứng thực các thông điệp mà họ gửi đi. Email hosting cho phép tùy chỉnh cấu hình và số lượng lớn các tài khoản.

  • Video hosting

Video hosting là dịch vụ lưu trữ cho phép các cá nhân để tải lên các video clip vào một trang web. Video máy chủ sau đó sẽ lưu trữ video trên máy chủ cho phép những người khác để xem đoạn video này. Các trang web, chủ yếu được sử dụng như là trang web lưu trữ video, thường được gọi là trang web chia sẻ video.

  • Image hosting

Image hosting là dịch vụ cho phép các cá nhân tải lên các hình ảnh đến một trang web. Các hình ảnh được lưu trữ lên máy chủ, và hiển thị thông tin cho phép những người khác xem các hình ảnh đó.

  • File hosting

File hosting là dịch vụ lưu trữ tập tin trực tuyến,  File hosting là dịch vụ lưu trữ được thiết kế đặc biệt để lưu trữ các nội dung tĩnh, điển hình là các tập tin lớn mà không phải là các trang web.  Thông thường họ cho phép truy cập qua giao thức FPT được tối ưu hóa phục vụ cho nhiều người sử dụng.

  • Windows hosting

Windows hosting à một dịch vụ lưu trữ rất nhiều các trang web trên một máy chủ chạy hệ điều hành Windows Sever kết nối Internet. Mỗi trang web có phân vùng riêng của mình thường sử dụng các phần mền chia hosting như Hosting Controller, Plesk. Các ứng dụng hỗ trở trên máy chủ Windows:

  • ASP 3.0/ASP.NET 1.1/2.x/3.x/ PHP & MySQL for Windows Server/ MS Access/MS SQL Server 2000/2005/2008/ ASP Email, ASP Upload, ASP Jpg, JMail/ POP3/SMTP/Webmail/ FTP, HTTP File Manager/ Microsoft FrontPage 2000 Server Extentions/ CGI Scripting In Perl & C
  • Linux hosting

Linux hosting là một dịch vụ lưu trữ rất nhiều các trang web trên một máy chủ chạy hệ điều hành Linux kết nối Internet. Mỗi trang web có phân vùng riêng của mình thường sử dụng các phần mền chia hosting như Cpanel, Direct Admin .Các ứng dụng hỗ trở trên máy chủ Linux

– PHP, Perl, Python / MySQL / SSH Access /Protected Directories / POP3/SMTP/IMAP/Webmail / FTP, HTTP File Manager / FrontPage Extensions/ CGI-Bin

  • VPS Hosting

Một máy chủ riêng ảo tiếng anh Virtual Private Server hay VPS  là một phương pháp phân vùng một máy chủ vật lý thành máy tính nhiều máy chủ ảo, mỗi máy chủ đã có  khả năng của riêng của mình chạy trên máy tính dành riêng.  Mỗi máy chủ ảo riêng của nó có thể chạy full-fledged hệ điều hành, và mỗi máy chủ độc lập có thể được khởi động lại.

  • Dedicated Server

Máy chủ Web hosting là bất kỳ sự kết hợp của các phần cứng hay phần mềm thiết kế để cung cấp các dịch vụ cho khách hàng hoặc dùng lưu trữ hay chia sẽ thônng tin. Ví vụ như máy chủ web hosting cung cấp không gian lưu trữ cho nhiều khách hàng khác nhau. Một số hệ điều hành phổ biến cho các máy chủ – chẳng hạn như kiểu Windows, FreeBSD, Solaris, và Linux – được bắt nguồn từ hoặc có tương tự như UNIX.

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *